Vị trí Analyst trong nấc thang nghề nghiệp PE-IB

Vị trí Analyst trong nấc thang nghề nghiệp PE-IB

Ngành PE trên thế giới hiện có xu thế phát triển mạnh khi giới đầu tư có chiến lược chuyển dần tài sản đầu tư sang các thị trường chưa niêm yết (private markets) để tận dụng lợi thế đột phá của công nghệ mới (Nguồn: CFA Institute). Đi cùng với sự phát triển của PE là dịch vụ tư vấn ngân hàng đầu tư IB, với vai trò thu xếp và trợ giúp triển khai các thương vụ. Trong khi đó, tại Việt Nam, PE và IB vẫn là những ngành nghề khá mới mẻ, và rất ít người đã từng trải qua các công việc trong ngành này. Vậy nên, không nhiều người nắm rõ về các vị trí công việc PE – IB.

Bài viết này nhằm phác thảo một số khía cạnh về công việc của vị trí Analyst tại các công ty PE và IB với mục đích giúp những ai quan tâm có cái nhìn thực tế hơn trước khi quyết định theo đuổi ngành nghề này, vì bắt đầu thường là với vị trí Analyst. Do các vị trí và chức vụ của ngành PE và IB tương tự nhau về công việc và có mối liên hệ chuyên môn (nhất là những vị trí ở cấp thấp) nên bài này viết chung cho vị trí Analyst của cả PE và IB.
Trong nấc thang cấp bậc nghề nghiệp PE – IB, vị trí Analyst (Chuyên viên phân tích) là vị trí thấp nhất dành cho người mới vào nghề. Do vậy, sinh viên mới tốt nghiệp hay người mới vào nghề thường bắt đầu từ vị trí Analyst (trừ khi đã có kinh nghiệm làm những việc khá tương đồng thì mới vào nghề với cấp bậc cao hơn). Cấp bậc và vị trí của Analyst trong một công ty PE và IB được trình bày trong sơ đồ trong bài.
🏃‍♂️Analyst – trợ lý chuyên môn🏃‍♂️
Về mô tả công việc, vị trí Analyst chủ yếu là làm trợ lý, có vai trò phụ giúp cho các vị trí cấp cao hơn là Associate, Senior Associate và Vice President. Do vậy, vị trí Analyst thường được ví với hình ảnh “chú khỉ sai vặt”. Do tính chất trợ lý, công việc của Analyst chỉ là những việc phụ trợ riêng lẻ, ít khi là công tác nằm trong tiến trình của một thương vụ. Thực chất thì ngay cả nhân sự các cấp bậc cao hơn như Associate và Senior Associate cũng chỉ mới được làm một số phần việc nhất định trong một thương vụ đầu tư hay M&A, ít khi được tham gia từ đầu đến cuối của một thương vụ.
Analyst thường chỉ nhận lệnh giao việc từ cấp trên trực tiếp là Associate, Senior Associate hoặc thỉnh thoảng từ Vice President để hỗ trợ họ trong công tác. Công việc có tính chất chuyên môn phổ biến nhất của một Analyst trong quỹ PE hay công ty IB là lập danh mục công ty trong một ngành cụ thể; nhập số liệu để tính chỉ số ngành; thu thập thông tin làm phân tích ngành, phân tích doanh nghiệp; lấy số liệu từ doanh nghiệp mục tiêu và nhập liệu, sau đó xử lý phục vụ việc định giá. Kết quả làm ra thường sẽ được chuyển cho cấp trên để dùng trong công tác trực tiếp của thương vụ. Ví dụ Analyst giúp Associate nhập liệu báo cáo tài chính, báo cáo kinh doanh quá khứ và xử lý các số liệu quá khứ này. Phần việc tiếp theo sẽ do Associate đảm nhận: lập dự báo kinh doanh, tài chính, và trên cơ sở đó lập mô hình chiết khấu dòng tiền (DCF) để định giá. Ngoài ra, Analyst sẽ hỗ trợ cấp trên làm bất kỳ việc gì trong khả năng của mình để giúp nhóm làm thương vụ hoàn thành nhiệm vụ.
Analyst – Trợ lý hậu cần
Bên cạnh công tác chuyên môn, Analyst còn là nhân viên hậu cần (nên được ví von là “chú khỉ sai vặt”), có nhiệm vụ làm việc hậu cần để đảm bảo quá trình làm deal của nhóm mình được suôn sẻ. Công việc hậu cần của Analyst có thể là thu xếp cuộc hẹn với đối tác, luật sư, kiểm toán, doanh nghiệp mục tiêu; lập và cấu trúc dataroom; liên hệ các bên trong quá trình tra soát toàn diện (due diligence), v.v. Tùy theo giai đoạn của thương vụ mà khối lượng việc hậu cần này có thể rất nhiều, nhất là trong giai đoạn tra soát toàn diện và kết thúc thương vụ. Với loại việc hậu cần này, thái độ cầu thị, ham học hỏi và tinh thần hết mình vì công việc chung của Analyst sẽ giúp họ nhận được đánh giá tốt từ cấp trên. Ngoài ra, khả năng giải quyết vấn đề, năng lực xử lý đa nhiệm, sự nhạy bén, tính cẩn thận, khả năng giao tiếp tốt đóng vai trò quan trọng hơn bằng cấp và kiến thức chuyên môn của người Analyst.
Công việc Analyst – Ít thú vị nhưng là nền móng
Tóm lại, công việc chuyên môn của Analyst thường không thực sự quá thú vị. Đó là chưa kể Analyst còn bị sai vặt nhiều việc hậu cần khác. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình, những công việc này lại là nền móng cần thiết giúp deal-makers có đủ năng lực cho các nhiệm vụ cụ thể quan trọng trong tiến trình của thương vụ ở các cấp bậc cao hơn sau này. Do đó, vị trí Analyst là giai đoạn học việc đầu tiên và rất quan trong sự nghiệp của một deal-maker thực chiến.
Trong thực tế, nhiều bạn trẻ đã không đủ kiên nhẫn để bám trụ vị trí Analyst trong thời gian 2 – 3 năm đầu tiên chỉ vì công việc chuyên môn ít thú vị, không được tham gia làm deal từ đầu đến cuối, lại phải làm việc hậu cần quá nhiều. Những bạn được học các thứ càng cao siêu (như chiến lược đầu tư và quản trị dòng vốn) thì lại càng rất dễ chán vì công việc không thể áp dụng mấy kiến thức này. Dựa theo kinh nghiệm của mình thì mấy món này phải cấp Principal hay Managing Director mới áp dụng được (tức ít nhất 15 năm sau khi gia nhập ngành và leo lên đến các cấp cao nhất).
Nếu sau khi đọc bài này mà bạn vẫn còn muốn theo đuổi ngành PE – IB, và muốn tìm việc vị trí Analyst, bạn có thể khám phá nhiều hơn cũng như muốn trang bị cho mình các yêu cầu cần thiết của vị trí này với khóa học Nghiệp vụ Private Equity – Investment Banking cho Deal-Makers (cấp độ Analyst), thông tin như dưới đây:
Khóa huấn luyện Nghiệp vụ Private Equity (PE) và Investment Banking (IB) cho Deal-makers
Huấn luyện nghiệp vụ Private Equity, Investment Banking cùng tư duy, thái độ, kỹ năng mềm cần thiết cho deal-makers vị trí Analyst. Học viên cấp độ Analyst sẽ được học và thực hành kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản như nghiên cứu, phân tích, viết báo cáo, lâp mô hình tài chính excel đơn giản.

Chia sẻ bài viết


messenger-link
hotline
zalo-link