8 sai sót phổ biến khi lập mô hình tài chính (*)

8 sai sót phổ biến khi lập mô hình tài chính (*)

Tiếp tục loạt bài về công việc của Analyst, bài này đề cập đến việc lập mô hình tài chính. Với kinh nghiệm hơn 20 năm lập, rà soát mô hình tài chính, chúng tôi tổng hợp lại các thiếu sót phổ biến sau đây:
A – Hình thức: 3 sai sót về hình thức khiến mô hình thiếu chuyên nghiệp, khó hiểu, khó dùng và kiểm tra:
1️⃣ Cấu trúc lộn xộn – Mô hình nhiều bảng tính được trình bày lộn xộn trong một hoặc nhiều sheets hoặc sheets xếp không theo trật tự nào, gây khó cho việc đọc hiểu, sử dụng và kiểm tra.
2️⃣ Trình bày thiếu chuyên nghiệp – Bảng tính trong mô hình có font, size, màu sắc chữ khác nhau, tiêu đề và cách trình bày thiếu nhất quán sẽ nhìn thiếu chuyên nghiệp. Có mô hình còn chèn hình ảnh, text lộn xộn trong bảng tính trông rất nhếch nhác, thiếu thân thiện.
3️⃣ Tên sheet thiếu nhất quán – Mô hình với tên sheets vừa tiếng Anh vừa tiếng Việt, lúc thì số, lúc thì chữ. Việc đặt tên rối rắm, thiếu nhất quán làm mô hình thiếu tin cậy. Tệ hơn, tên sheet vừa chữ cái vừa số sẽ làm công thức rất khó đọc vì tên sheet giống địa chỉ ô tính Excel.
B – Về nội dung: Sai sót khi việc lập mô hình rất đa dạng, trong đó 5 vi phạm sau đây là nghiêm trọng:
4️⃣ Thiếu sheet dữ liệu đầu vào, hoặc có như không – Mô hình không có sheet giả định, thông số đầu vào nhập tùy ý đủ chỗ trong file. Có mô hình thì quá nhiều sheet dữ liệu đầu vào, làm người đọc không biết đầu vào chính nằm ở đâu. Khi đó kiểm tra mô hình là bất khả thi. Tệ hơn, mô hình này chỉ ở dạng tĩnh, không chạy được phân tích độ nhạy và kịch bản.
5️⃣ Phương pháp thiếu nhất quán – Mô hình với sheet có cột tính theo năm, sheet khác cột tính theo tháng. Doanh thu thì năm trước tính theo tăng %, năm sau tính theo sản lượng và giá bán. Đơn vị thì khi tiền đồng, khi USD, lúc theo tấn, lúc theo kg. Phương pháp thiếu nhất quán thì công thức dễ sai và kiểm tra khó hơn.
6️⃣ Lạm dụng đơn giản hóa – Đơn giản hóa giả định quá mức khi áp thông số biến thiên cứng thiếu cơ sở vào biến số như doanh thu, giá vốn, nhu cầu vốn lưu động, v.v. Ví dụ doanh thu tăng liên tục 20%/năm, giá vốn duy trì 65% giá bán, vốn lưu động xoay 3 vòng/năm. Hệ quả: kết quả mô hình bị bóp méo do phản ánh thiếu các yếu tố quan trọng như năng lực sản xuất (công suất nhà máy, hệ số sử dụng), cạnh tranh, thị phần, chính sách bán hàng, tình hình kinh tế vĩ mô, v.v.
7️⃣ Tham số quan trọng bị gán giá trị cứng – Các tham số chính như tổng vốn đầu tư, giá trị máy móc thiết bị, v.v. nếu gán giá trị cứng (hard code) sẽ phản ánh thiếu biến động yếu tố vĩ mô như tỷ giá, lạm phát, v.v. Khi đó kết quả dự báo sẽ sai lệch và có thể gây ra quyết định sai lầm.
8️⃣ Đồng nhất loại chi phí – Do chi phí cố định bản chất khác chi phí biến đổi, mô hình dự báo chi phí đầu tư, chi phí quản lý và giá vốn hàng bán theo cùng một cách (ví dụ đều tính % doanh thu) sẽ làm sai lệch kết quả của mô hình.
(*) Trích Khóa Nghiệp vụ Private Equity – Investment Banking cho Deal-makers (Analyst)

Chia sẻ bài viết


messenger-link
hotline
zalo-link